Dữ liệu từ Cục điều tra dân số Hoa Kỳ đã hé lộ con số kỷ lục: 5.481.437 doanh nghiệp mới được thành lập vào năm 2023, tương đương với hơn 5 triệu thương hiệu mới, và cũng là hơn 5 triệu logo mới được thêm vào biểu đồ kinh doanh. Tuy nhiên, khi nhắc đến một ngành hàng cụ thể, thực tế chỉ có từ 3 đến 5 thương hiệu tồn tại một cách rõ ràng trong tâm trí của người tiêu dùng.
Chẳng hạn, sẽ thật khó để không nghĩ tới hình ảnh trái táo khuyết của “Apple” khi nghĩ về những chiếc điện thoại thông minh, hay những dòng chữ uốn lượn, đỏ rực của “Coca-cola” khi nhắc tới một thức uống có ga.
Điều gì đã tạo nên mức độ nhận diện thương hiệu vô cùng mạnh mẽ ấy? Công lao rất lớn thuộc về những bộ nhận diện thương hiệu – tập hợp các tài sản nhận diện như logo, màu sắc, font chữ và các yếu tố khác. Những yếu tố này khi được kết hợp một cách chỉn chu không chỉ tạo ra sự khác biệt, mà còn mang đến những ấn tượng khó phai trong tâm trí khách hàng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tất cả các yếu tố quan trọng trong một bộ nhận diện thương hiệu, cùng với quy trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu tại Lollypop. Cùng bắt đầu thôi!
Bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity Package) là tập hợp các tài sản quan trọng của một thương hiệu (brand assets) bao gồm logo, hệ thống màu sắc (color system), typography, các yếu tố hoạt họa (patterns) và hướng dẫn về phong cách (style guide). Những yếu tố thị giác (Visual elements) này chính là nền tảng cho việc thể hiện đồng nhất và chuyên nghiệp của thương hiệu trên mọi phương tiện truyền thông.
Bằng cách chuẩn hóa các yếu tố thiết kế trên, bộ nhận diện thương hiệu giúp xác định và tạo ra sự khác biệt đặc trưng của thương hiệu trong tâm trí của khách hàng, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin của khách hàng vào uy tín của doanh nghiệp. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng thông qua các chiến dịch Marketing, góp phần vào sự ổn định và tăng trưởng nhanh chóng của doanh nghiệp.
Nhìn chung, việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thường được thực hiện vào 3 thời điểm chính:
Logo không đơn giản chỉ là một biểu tượng, mà được xem như bộ mặt của thương hiệu, là điều đầu tiên mà khách hàng chú ý và nhớ đến khi tiếp xúc với một doanh nghiệp. Việc thiết kế logo thương hiệu giúp truyền tải thông điệp đến người dùng mục tiêu, và gia tăng độ nhận diện cho thương hiệu.
Hiện nay, có rất nhiều kiểu logo khác nhau như Wordmark (từ ngữ), Abstract (trừu tượng), Mascot (linh vật), Combination mark (kết hợp giữa chữ viết và biểu tượng),…
Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường số ngày càng phát triển và có nhiều đất diễn cho thương hiệu xuất hiện, dù thiết kế logo theo kiểu nào, doanh nghiệp cũng nên tạo ra nhiều biến thể logo (Logo variations) khác nhau.
Các biến thể này cho phép doanh nghiệp linh hoạt sử dụng logo trong các bối cảnh khác nhau, như Trang chủ Website, Màn hình di động, Bảng hiệu quảng cáo, Banner sự kiện,…, giúp tận dụng cơ hội xuất hiện trước mắt và trong tâm trí khách hàng.
Color System (Hệ thống màu) là một tập hợp các mã màu chủ đạo (Primary color), màu thứ cấp (Secondary color) và các biến thể màu khác, giúp tạo ra sự nhất quán và linh hoạt (có khuôn khổ) trong việc sử dụng màu sắc trên giao diện sản phẩm và các tài liệu truyền thông của thương hiệu.
Hình ảnh từ dự án: Lollypop x Avesha
Xem thêm bài viết khác về màu sắc của Lollypop: Ứng dụng tâm lý học màu sắc và cách phối màu trong Brand Identity
Phần “Typography” bao gồm các dạng Typeface (Serif, Montserrat, Script,…) được dùng, vai trò của từng loại và các trường hợp sử dụng. Bên cạnh đó, phần này cũng sẽ trình bày các quy định về kích thước, khoảng cách, căn chỉnh văn bản,…
Hình ảnh từ dự án: Lollypop x Mosambee
“Style” trong bộ nhận diện thương hiệu bao gồm một danh sách hình ảnh (photos), biểu tượng (Icons) và các hình minh họa (lllustrations) cùng với phần mô tả ngắn gọn về vai trò và trường hợp sử dụng của từng loại. Các thành phần này thường được lựa chọn cẩn thận để phản ánh đúng bản sắc và giá trị của thương hiệu, đồng thời tạo ra sự nhận biết mạnh mẽ và ấn tượng trong lòng khách hàng.
Hình ảnh từ dự án: Lollypop x Avesha
Patterns là một phần quan trọng không thể thiếu, đóng vai trò trong việc tạo ra tính nhất quán và đồng nhất trong thiết kế của thương hiệu. Các Patterns thường bao gồm các hình ảnh hoặc họa tiết được sử dụng để trang trí và làm nổi bật các trang trí, ấn phẩm, hoặc các nền tảng truyền thông khác của thương hiệu. Chúng tạo ra một phong cách đặc trưng và dễ nhận biết, giúp thương hiệu tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và gắn kết với khách hàng.
Cuối cùng, phần Collaterals trong Style Guide sẽ bao gồm một số ví dụ về cách kết hợp các yếu tố kể trên trong các ấn phẩm truyền thông (digital assets) của thương hiệu như Website, Business Card, Letterhead, Poster, Banner, Brochure,…
Mục tiêu trong giai đoạn đầu của quy trình thiết kế brand identity sẽ là nghiên cứu nhằm hiểu rõ về doanh nghiệp, thị trường và khách hàng mục tiêu. Giai đoạn này là cơ sở quan trọng để xác định hướng phát triển cho brand identity, sao cho phù hợp với mục tiêu và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Ở giai đoạn đoạn này, đội ngũ Lollypop sẽ tiến hành một số công việc bao gồm:
Sau khi đã thống nhất hướng tiếp cận cho dự án, đội ngũ Lollypop sẽ bắt đầu công đoạn “design” với việc phác thảo các ý tưởng thiết kế logo. Các designer sẽ tổng hợp và phát triển 3 “concept” thiết kế logo tối ưu nhất, mỗi concept sẽ mang trong mình một câu chuyện và ý nghĩa riêng biệt.
Trong cuộc họp tiếp theo với khách hàng, các tác giả của mỗi “concept” sẽ trình bày và giải thích ý nghĩa của từng chi tiết trên logo. Lollypop tin rằng, việc hiểu rõ câu chuyện đằng sau mỗi concept sẽ giúp khách hàng lựa chọn được thiết kế logo phản ánh đúng bản sắc thương hiệu.
Concept được chọn sau cùng sẽ trở thành nền tảng để phát triển các hạng mục còn lại trong bộ nhận diện thương hiệu, bao gồm Logo Guideline, Color System, Typography, Iconography,…
Sau khi hoàn thiện bộ “brand assets”, đội ngũ thiết kế sẽ ứng dụng chúng trên các digital assets như Website, Business Card, Letterhead, Brochure, và các ứng dụng offline như bao bì, tờ rơi…. và tiến hành đánh giá mức độ phù hợp và tương thích của các “tài sản” này. Quá trình kiểm thử này giúp đảm bảo bộ nhận diện thương hiệu sẽ hoạt động hiệu quả trên các nền tảng khác nhau. Thành phẩm thiết kế sau đó sẽ được gửi cho phía khách hàng đánh giá và chỉnh sửa nếu cần thiết.
Sau khi hoàn tất các bước chỉnh sửa, thành phẩm cuối cùng được Lollypop gửi đến khách hàng sẽ là một bộ Brand Guidelines – bộ quy chuẩn chi tiết về cách sử dụng từng biến thể của Logo, Color System, Typography,… trên từng Digital Asset khác nhau. Điều này không chỉ giúp thương hiệu đảm bảo tính nhất quán trên mọi nền tảng, mà còn tạo dựng niềm tin và ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí của khách hàng.
Knowledgehut là một nền tảng đào tạo trực tuyến (E-learning) giúp học viên phát triển kỹ năng và kiến thức chuyên môn trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Với tôn chỉ “Trao quyền cho lực lượng lao động”, Knowledgehut định vị mình là một nền tảng đào tạo năng động và linh hoạt, nơi mọi người có thể tự do giảng dạy và học tập ở khắp mọi nơi.
Mosambee là một ứng dụng di động toàn diện, giúp các chủ cửa hàng theo dõi và quản lý dữ liệu từ hệ thống Điểm bán hàng (POS), tiếp nhận thanh toán thông qua nhiều phương thức khác nhau, cũng như tạo và quản lý Website bán hàng trực tuyến.
Run Adam là một ứng dụng giúp các vận động viên kết nối với các nguồn lực hỗ trợ khác nhau như nhà tài trợ, các chuyên gia trong lĩnh vực thể thao, huấn luyện viên, học viện,… Từ đó, giúp vận động viên nâng cao các kỹ năng và phát triển trong sự nghiệp.
Khám phá thêm các insights khác được soạn bởi Lollypop tại đây:
Xây dựng Brand Identity là một phần không thể tách rời của chiến lược Branding dài hơi. Một bộ nhận diện thương hiệu được thiết kế chỉn chu và áp dụng đồng bộ xuyên suốt sẽ góp phần tạo dựng bản sắc riêng, củng cố vị thế của thương hiệu trên thị trường.
Nếu bạn đang trong quá trình Branding hoặc Rebranding và mong muốn “thay màu áo mới” cho thương hiệu của mình, hãy cân nhắc Lollypop như một đối tác tiềm năng!
Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực, Lollypop Vietnam là công ty thiết kế UI UX hàng đầu tại TPHCM, cung cấp dịch vụ UX Design, UX Audit, thiết kế thương hiệu, thiết kế nhận diện thương hiệu (Brand Identity Design),…
Đừng ngần ngại liên hệ để được tư vấn miễn phí và tìm ra bộ nhận diện thương hiệu phù hợp nhất với phong cách của riêng bạn nhé!
Theo The Branding Journal, Brand Identity (Nhận diện thương hiệu) đề cập đến những đặc điểm độc đáo, bao gồm cả các yếu tố hữu hình và vô hình, như lịch sử, tính cách, bộ nhận diện thương hiệu,… Tất cả kết hợp lại tạo nên bản sắc riêng cho thương hiệu.
Brand Guidelines hay Brand Style Guide (Cẩm nang thương hiệu) là một bộ quy chuẩn về cách sử dụng tên, logo, màu sắc, font chữ, icon và các yếu tố khác trong bộ nhận diện thương hiệu. Cẩm nang thương hiệu giúp đảm bảo tính nhất quán về hình ảnh của thương hiệu trên mọi điểm tiếp xúc.
Digital Branding (Xây dựng thương hiệu số) là quá trình doanh nghiệp lên chiến lược, thiết kế và xây dựng thương hiệu thông qua các nền tảng trực tuyến như website, ứng dụng di động, mạng xã hội,…nhằm giúp thương hiệu tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Ngắn gọn, hình ảnh thương hiệu (Brand image) là cách mọi người thực tế nhìn nhận về một thương hiệu. Ngược lại, nhận diện thương hiệu (Brand identity) là cách thương hiệu muốn mọi người nhìn nhận về mình.