Image
Blogs

Generative AI Trong Thiết Kế UI/UX: Xu Hướng Mới Nổi Hay Tương Lai Của Ngành?

Posted on  16 July, 2025
logo

ChatGPT, Midjourney hay Google Gemini — Chắc hẳn bạn không còn xa lạ với những nền tảng Generative AI đang ngày càng phổ biến trong giới sáng tạo này!

Generative AI trong thiết kế UI/UX đang dần trở thành một “trợ lý sáng tạo” đáng tin cậy, hỗ trợ designer trong nhiều tác vụ khác nhau — từ lên ý tưởng, xây dựng wireframe đến tạo hình ảnh minh họa chỉ trong vài giây. 

Tuy nhiên, song song với cơ hội là những thách thức tiềm ẩn! Ngay cả CEO OpenAI, Sam Altman, cũng từng bày tỏ sự ngạc nhiên về mức độ tin tưởng mà người dùng dành cho ChatGPT — dù AI này vẫn thường tạo ra thông tin sai lệch. 

Vì vậy, trong bài viết này, Lollypop sẽ cùng bạn khám phá cách sử dụng Generative AI vào từng giai đoạn quy trình thiết kế sản phẩm: Nghiên cứu, Thiết kế và Kiểm thử. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ chỉ ra những điểm cần lưu ý trong quá trình ứng dụng Generative AI trong thiết kế!

Bắt đầu thôi nào!

Generative AI trong giai đoạn nghiên cứu

Generrative AI trong giai đoạn nghiên cứu

Trong giai đoạn đầu của quy trình thiết kế, việc nắm bắt đúng vấn đề người dùng đang gặp phải là vô cùng quan trọng. GenAI có thể đóng vai trò như một trợ lý nghiên cứu, giúp tiết kiệm thời gian và hệ thống hóa thông tin hiệu quả. Cụ thể:

1. Soạn câu hỏi khảo sát và phỏng vấn người dùng

Khi chuẩn bị nghiên cứu người dùng cho một thiết kế sản phẩm mới, Designer có thể sử dụng GenAI để tạo danh sách câu hỏi khảo sát hoặc phỏng vấn, tùy theo đối tượng mục tiêu hoặc loại sản phẩm. Ví dụ:

  • Soạn các câu hỏi để tìm hiểu thói quen tiêu dùng của người dùng Gen Z.
  • Xây dựng bảng khảo sát về mức độ hài lòng khi sử dụng một tính năng cụ thể.
  • Điều chỉnh ngôn ngữ câu hỏi sao cho phù hợp với người dùng phổ thông hoặc từng phân khúc cụ thể (người lớn tuổi, người mới dùng,…).

Lưu ý: Cần rà soát lại nội dung câu hỏi để đảm bảo ngữ cảnh phù hợp, tránh định kiến ngầm và không gây hiểu lầm cho người trả lời.

2. Phác thảo nhanh User Persona và phân nhóm người dùng mục tiêu

Trong các buổi họp nội bộ đầu dự án, khi team cần hình dung nhanh đặc điểm người dùng, Designers có thể tận dụng AI để tạo bản phác thảo User Persona. Chẳng hạn:

  • Mô phỏng hành vi, mục tiêu và nỗi đau của người dùng ứng dụng học online từ 25–35 tuổi.
  • Xây dựng một số persona đại diện cho người dùng mới, người dùng trung thành hoặc nhóm người có nhu cầu đặc biệt.

Những bản nháp này có thể được dùng để trình bày nội bộ, khởi động thảo luận trong team hoặc làm nền tảng để phát triển thêm khi có dữ liệu thực tế.

Lưu ý: Các personas tạo ra cần được hiệu chỉnh lại theo insights thực tế từ khảo sát hoặc phân tích dữ liệu người dùng.

3. Tóm tắt nội dung tài liệu hoặc nghiên cứu thứ cấp

Khi tiếp nhận báo cáo, tài liệu khảo sát hoặc bài nghiên cứu, Designers có thể yêu cầu GenAI rút gọn những điểm chính. Một số thao tác có thể thực hiện:

  • Trích xuất insights từ báo cáo hành vi người dùng.
  • Tóm tắt các nội dung dài để tiết kiệm thời gian đọc và xử lý.
  • Lập danh sách những chủ đề nổi bật cần chú ý trong tài liệu.

Lưu ý: Cần kiểm tra lại phần tóm tắt, đặc biệt nếu nội dung mang tính học thuật hoặc chuyên ngành cao, để đảm bảo không bỏ sót ý quan trọng.

4. Sàng lọc và xác định Pain Point người dùng

Khi đã có dữ liệu phản hồi từ khảo sát hoặc phỏng vấn, designer có thể:

  • Nhập dữ liệu thô để phân nhóm nhu cầu, mối quan tâm hoặc hành vi lặp lại.
  • Xác định các điểm gây khó chịu hoặc cản trở trong trải nghiệm của người dùng.
  • Xây dựng bảng phân loại sơ bộ các pain point để hỗ trợ viết Problem Statement hoặc thiết lập ưu tiên cải tiến.

Lưu ý: Nên sử dụng phần phân tích của AI như bản nháp đầu tiên, sau đó đối chiếu lại với mục tiêu thiết kế và dữ liệu gốc để đảm bảo tính chính xác.

Generative AI trong giai đoạn thiết kếUI UX

Generative AI trong giai đoạn thiết kế UI UX

Sau khi đã hiểu rõ nhu cầu người dùng, giai đoạn thiết kế là lúc hiện thực hóa các giải pháp thành giao diện và trải nghiệm cụ thể. GenAI có thể hỗ trợ designer tăng tốc quy trình tạo ý tưởng, mô phỏng hình ảnh trực quan và xây dựng nền tảng thiết kế ban đầu. Cụ thể:

1. Đề xuất ý tưởng và phong cách thiết kế

Ở giai đoạn lên concept, Designer có thể sử dụng các phần mềm AI thiết kế hình ảnh​ để khơi gợi các ý tưởng giao diện hoặc phong cách thiết kế phù hợp với sản phẩm. Ví dụ:

  • Gợi ý phong cách thiết kế hiện đại, tối giản hoặc lấy cảm hứng từ đặc trưng văn hóa của người dùng mục tiêu.
  • Tạo danh sách ý tưởng cho trang chủ, onboarding, hoặc thiết kế trang sản phẩm.
  • Tham khảo các xu hướng UI/UX đang phổ biến để làm cơ sở cho moodboard hoặc brainstorming.

Lưu ý: Các ý tưởng gợi ý nên được chọn lọc và điều chỉnh theo đặc điểm sản phẩm, thương hiệu và insight người dùng cụ thể.

2. Phác họa Wireframe và cấu trúc thông tin 

Designer có thể mô tả tính năng hoặc nhu cầu của sản phẩm, sau đó sử dụng GenAI để xây dựng bản nháp wireframe. Chẳng hạn:

  • Phác thảo sơ đồ trang chính với các khu vực chức năng cơ bản.
  • Gợi ý flow người dùng cho hành trình đặt hàng, đăng ký tài khoản hoặc thanh toán.
  • Tạo sơ đồ sitemap hoặc cấu trúc điều hướng tổng thể.

Các bản nháp này có thể dùng để trình bày ý tưởng nội bộ, thử nghiệm nhanh hoặc chuyển sang các công cụ thiết kế chi tiết hơn.

Lưu ý: Wireframe do GenAI đề xuất chỉ nên dùng làm khởi điểm, cần được kiểm tra lại về tính khả dụng, thứ tự ưu tiên và mức độ phù hợp với hành vi người dùng.

3. Tạo hình ảnh minh họa, icon và assets thiết kế

Trong giai đoạn đầu, designer thường chưa có thời gian tạo hình ảnh đầy đủ. Lúc này, các nhà thiết kế có thể sử dụng các phần mềm thiết kế AI (như Midjourney, DALL·E, hoặc Firefly) để tạo ra:

  • Hình minh họa cho màn hình onboarding, empty state hoặc trạng thái lỗi.
  • Icon mẫu phù hợp với phong cách thiết kế hiện tại.
  • Hình ảnh mô phỏng sản phẩm trong bối cảnh thực tế.

Lưu ý: Cần kiểm tra kỹ bản quyền hình ảnh (có được phép thương mại không), độ phân giải và khả năng chỉnh sửa trong các công cụ như Figma hoặc Illustrator.

4. Tạo nội dung cho giao diện người dùng (UX Writing)

Ngôn từ trong giao diện có vai trò dẫn dắt và truyền tải tính cách thương hiệu. Tuy nhiên, việc viết nội dung UI sao cho tự nhiên và đúng ngữ cảnh thường mất nhiều thời gian. GenAI có thể hỗ trợ trong việc:

  • Viết tiêu đề trang onboarding thân thiện, ngắn gọn.
  • Gợi ý nội dung nút CTA theo tone of voice của thương hiệu.
  • Tạo mẫu lời nhắc, cảnh báo hoặc nội dung tương tác trong ứng dụng.

Những nội dung này có thể được sử dụng để thử nghiệm trực quan trong mockup hoặc prototype trước khi điều chỉnh theo chiến lược nội dung cụ thể.

Lưu ý: Nội dung tạo ra nên được xem là bản nháp tham khảo. Cần kiểm tra lại tính rõ ràng, đồng nhất và phù hợp với thông điệp thương hiệu.

Xem thêm: Top 10 Công cụ thiết kế AI (AI Design Tools) cho dân thiết kế sáng tạo

Generative AI trong giai đoạn kiểm thử

Generative AI trong giai đoạn kiểm thử

Khi sản phẩm đã có prototype hoặc phiên bản thử nghiệm, giai đoạn kiểm thử giúp đánh giá mức độ khả dụng, hiệu quả và mức độ hài lòng của người dùng. GenAI có thể hỗ trợ designer trong việc phân tích phản hồi, mô phỏng kịch bản test và đề xuất phương án cải thiện dựa trên dữ liệu. Cụ thể:

1. Xây dựng kịch bản và câu hỏi Usability Testing

Việc xây dựng đúng kịch bản test sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng insight thu được. GenAI có thể hỗ trợ tạo các kịch bản thử nghiệm và bộ câu hỏi khảo sát, dựa trên tính năng đang kiểm tra và nhóm người dùng mục tiêu. Ví dụ:

  • Tạo tình huống test cho hành trình mua hàng trên app.
  • Soạn câu hỏi hậu test để đo lường mức độ hài lòng, độ khó khi thao tác hoặc mức độ hiểu nội dung.
  • Gợi ý cách đặt câu hỏi không dẫn dắt và phù hợp với từng nhóm người dùng.

Lưu ý: Cần điều chỉnh kịch bản và câu hỏi sao cho phù hợp với ngữ cảnh thực tế và mục tiêu cụ thể của mỗi phiên kiểm thử.

2. Tổng hợp và phân tích phản hồi người dùng

Sau khi thu thập phản hồi từ người dùng qua bảng khảo sát hoặc Usability Testing, designer có thể nhập phản hồi thô vào GenAI để:

  • Nhóm các vấn đề người dùng gặp phải theo từng chủ đề (ví dụ: khó tìm thông tin, nhầm lẫn chức năng, thao tác mất thời gian).
  • Xác định những điểm lặp lại từ nhiều người dùng khác nhau.
  • Tạo bảng tổng hợp các vấn đề quan trọng theo mức độ ảnh hưởng.

Lưu ý: Nên đối chiếu kết quả phân tích của AI với ghi chú thực địa, video quan sát, hoặc note từ moderator để tránh hiểu sai hoặc bỏ sót tín hiệu quan trọng.

3. Đề xuất phương án cải thiện

Một trong những giá trị đáng kể của GenAI trong giai đoạn kiểm thử UX là khả năng đề xuất giải pháp thiết kế thay thế dựa trên các vấn đề đã ghi nhận. Một số ứng dụng phổ biến:

  • Gợi ý phương án bố cục lại giao diện để tăng tính dễ dùng.
  • Viết lại nội dung nhãn, nút hoặc thông báo lỗi sao cho rõ ràng và dễ hiểu hơn.
  • Tìm giải pháp thay thế cho thao tác phức tạp mà người dùng gặp khó khăn.

Lưu ý: Các đề xuất cần được đánh giá thêm dựa trên insights người dùng và mục tiêu thiết kế để đảm bảo phù hợp với chiến lược sản phẩm.

4. Tạo báo cáo cho team và stakeholders

Sau khi test và cải tiến, designer thường phải trình bày lại kết quả cho team phát triển, PO, hoặc stakeholder. GenAI có thể giúp tổng hợp toàn bộ thông tin thành báo cáo có cấu trúc rõ ràng và dễ hiểu. Cụ thể:

  • Tạo bản tóm tắt các phát hiện chính, đi kèm ảnh minh họa hoặc trích dẫn từ người dùng.
  • Gợi ý cấu trúc báo cáo rõ ràng, dễ hiểu cho cả team kỹ thuật lẫn bên liên quan không chuyên môn.
  • Viết phần kết luận hoặc khuyến nghị dựa trên insight từ buổi kiểm thử.

Lưu ý: Nội dung báo cáo nên được kiểm tra lại để đảm bảo tính chính xác, khách quan và dễ tiếp cận cho các bên liên quan khác nhau.

Tìm hiểu thêm: Đâu là những khác biệt giữa Agentic AI vs Generative AI?

Tạm kết

Generative AI trong thiết kế UI/UX đang dần trở thành trợ lý đắc lực trong quy trình phát triển sản phẩm số. Nhờ khả năng tạo nhanh mockup, gợi ý layout thông minh, cá nhân hóa nội dung và tối ưu giao diện theo hành vi người dùng, công nghệ này giúp các nhà thiết kế tiết kiệm thời gian và tập trung hơn vào những yếu tố chiến lược như luồng tương tác, hành vi người dùng và mục tiêu kinh doanh.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những đề xuất của AI có thể bị sai lệch nếu dữ liệu đầu vào không đầy đủ, thiếu ngữ cảnh hoặc mang định kiến. Vì vậy, các nhà thiết kế vẫn cần đóng vai trò kiểm định, phân tích và điều chỉnh đầu ra từ AI để đảm bảo chất lượng trải nghiệm người dùng.

Hãy tiếp tục theo dõi Lollypop Vietnam và đón chờ những nội dung thú vị và bổ ích về cách ứng dụng AI trong thiết kế sản phẩm nhé!

Câu hỏi thường gặp (FAQs)

1. Generative AI là gì​? AI tạo sinh là gì?

Generative AI (GenAI) hay AI tạo sinh là một nhánh của trí tuệ nhân tạo, sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn — Large Language Models (LLMs) để tạo ra nội dung mới như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video hoặc mã lập trình dựa trên dữ liệu đã học. Công nghệ này đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như sáng tạo nội dung, thiết kế UX/UI, lập trình, chăm sóc khách hàng, Marketing,…

2. Liệu Generative AI có thay thế các nhà thiết kế UI UX không?

Không. Generative AI chỉ đóng vai trò hỗ trợ chứ không thể thay thế hoàn toàn UI/UX Designer. AI có thể xử lý các tác vụ lặp lại như tạo wireframe, phân tích hành vi người dùng hoặc gợi ý layout. Tuy nhiên, những yếu tố như tư duy chiến lược, đồng cảm với người dùng, khả năng đưa ra quyết định sáng tạo và cân bằng giữa user–business–tech vẫn cần con người đảm nhiệm. Thiết kế hiệu quả nhất là sự kết hợp giữa logic của AI và trực giác của con người.

3. Lợi ích của việc ứng dụng AI trong thiết kế UI/UX là gì?

Thiết kế bằng AI mang lại nhiều giá trị thiết thực trong quá trình xây dựng giao diện người dùng. Dựa trên dữ liệu thực tế, designer có thể ứng dụng AI để nhanh chóng tạo ra nhiều phương án thiết kế phù hợp với ngữ cảnh, mục tiêu và hành vi người dùng. AI cũng hỗ trợ phân tích luồng trải nghiệm, phát hiện điểm nghẽn, đồng thời gợi ý các cải tiến UI theo thời gian thực. Khi kết hợp với A/B testing, AI giúp tối ưu nhanh hơn và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu cụ thể, từ đó nâng cao chất lượng thiết kế và mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn.

4. Generative AI giúp thiết kế UI/UX hiệu quả và bền vững như thế nào?

GenAI tối ưu hiệu suất bằng cách tự động hóa các đầu việc thủ công, hỗ trợ tái sử dụng component, đảm bảo tính nhất quán và khả năng mở rộng thiết kế. Về mặt bền vững, AI giúp giảm lãng phí thời gian, nguồn lực và tạo ra các giải pháp linh hoạt, dễ thích nghi với nhiều nhóm người dùng và bối cảnh sử dụng khác nhau, kéo dài vòng đời sản phẩm.

Image