Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao quá nhiều sản phẩm số (Iphone, Samsung, Macbook,…) được tạo ra với vô vàn kích thước khác nhau, nhưng khi lướt Web, các giao diện Website vẫn tương thích tốt với từng màn hình. Liệu có phải doanh nghiệp đằng sau những Website này có một đội ngũ Designer và Developer hùng hậu, có thể thiết kế và phát triển đầy đủ phiên bản giao diện cho mỗi thiết bị?
Câu trả lời đương nhiên là không!
Hiện nay, có nhiều cách để Website hoạt động tốt trên nhiều thiết bị. Trong đó, phổ biến nhất là thiết kế Website Responsive, cho phép Developer chỉ cần viết 1 bộ code duy nhất có thể dùng cho mọi kích thước màn hình.
Vậy thiết kế Web Responsive là gì? Điều gì khiến Responsive Website trở nên phổ biến? Làm sao để thiết kế website chuẩn responsive? Cùng Lollypop Vietnam tìm hiểu thông qua bài viết sau!
Responsive Web Design (RWD) hay Thiết kế Web đáp ứng là một cách tiếp cận trong thiết kế, giúp các website hiển thị tốt trên nhiều thiết bị và kích thước màn hình (điện thoại, laptop, desktop,…) nhằm đảm bảo tính khả dụng và sự hài lòng của người dùng.
Responsive Web Design được tạo ra bởi Ethan Marcotte vào tháng 5/2010 trong bối cảnh nhóm người dùng Web trên thiết di động gia tăng chóng mặt. Bấy giờ, WAP Design (Wireless Application Protocol – Giao thức Ứng dụng Không dây) là lựa chọn cho thiết kế di động, nhưng gặp nhiều hạn chế. Để mang đến trải nghiệm mobile web tốt nhất, doanh nghiệp cần tối ưu một phiên bản mới cho từng loại thiết bị. Tất nhiên, với sự phát triển của đa dạng các thiết bị di động với nhiều kích thước khác nhau, điều này là bất khả thi!
Responsive website, chỉ với 1 bộ Code và 1 tên miền duy nhất, mang đến trải nghiệm tối ưu cho người dùng trên mọi thiết bị, đã giải quyết ổn thỏa mọi vấn đề của WAP Design.
Các thiết kế Responsive mang lại lợi ích rất lớn về kinh tế cho doanh nghiệp. Khả năng thích ứng với nhiều kích thước màn hình khác nhau của Responsive Website, giúp loại bỏ chi phí phát triển cho nhiều phiên bản. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tiết kiệm ngân sách và thời gian cho mỗi lần bảo trì sản phẩm.
Vào năm 2018, Google đã xác nhận rằng họ ưu tiên các Website tối ưu trên thiết bị di động. Ngoài ra, “Responsiveness” hay Khả năng đáp ứng cũng là một trong những tiêu chí hàng đầu, ảnh hưởng đến thứ hạng SEO trên Google Search. Các thiết kế Responsive với khả năng đáp ứng với mọi kích thước giúp Website thỏa mãn các yếu tố này.
Ngoài ra, việc chỉ sử dụng 1 tên miền và 1 bộ code cho mọi thiết bị cũng giúp Bot Google quét qua và lập chỉ mục Website dễ dàng hơn. Điều này giúp thiết kế website chuẩn SEO hơn, từ đó gia tăng lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic) cho doanh nghiệp.
Khả năng tương thích với nhiều kích thước màn hình của Responsive design giúp người dùng truy cập và điều hướng Website thuận tiện, đặc biệt là trên thiết bị di động. Giờ đây, người dùng không còn phải thao tác “zoom” to quá mức mới có thể đọc các nội dung Website. Bên cạnh đó, các nút và liên kết cũng tự động điều chỉnh theo kích thước và khoảng cách phù hợp, cho phép người dùng thực hiện các tương tác một cách dễ dàng.
Ngoài ra, thiết kế Responsive cũng giúp cải thiện tốc độ tải trang (Loading Speed) của Website. Điều này đến từ việc các Responsive Web chỉ sử dụng duy nhất 1 URL cũng như cung cấp cùng một mã HTML và CSS cho mọi thiết bị. Nhờ đó, người dùng không phải trải qua quá trình chuyển hướng hoặc tách URL cho thiết bị di động, Website cũng giảm lượng dữ liệu truyền, và từ đó gia tăng tốc độ tải trang và giảm tỷ lệ thoát trang (Bounce rate).
Trái với Responsive Design, chỉ cần một phiên bản Website duy nhất có thể tự tinh chỉnh để đáp ứng với mọi thiết bị, Adaptive Design (Thiết kế thích ứng) tạo ra nhiều bố cục cố định để tối ưu hiển thị trên các kích thước màn hình khác nhau.
Thông thường, thiết kế Responsive Design được ưa chuộng với·những Website có cấu trúc đơn giản, ở đó Designer chỉ cần thiết kế 1 phiên bản layout sử dụng hệ thống lưới trong Bootstrap. Tuy nhiên, khi đối mặt với các Website phức tạp hơn, thiết kế Responsive Design sẽ gây ra lỗi trong quá trình co dãn theo từng thiết bị. Đó là lý do vì sao nhiều doanh nghiệp cần sử dụng Adaptive Website, nhằm đảm bảo trải nghiệm người dùng trên mọi thiết bị lớn nhỏ.
Khi thiết kế Adaptive Website, Designer thường tạo ra 3 thiết kế cho 3 phiên bản Mobile, Tablet và Desktop. Mỗi khi có thiết bị truy cập, Website sẽ dò ra kích thước của màn hình đó, và chọn bố cục phù hợp nhất từ những phiên bản có sẵn để tối ưu trải nghiệm người dùng. Nghiên cứu cũng cho thấy tốc độ tải trang của các Adaptive Website nhanh gấp 2-3 lần so với các thiết kế Responsive. Tuy nhiên, việc phải tối ưu cho từng kích thước màn hình khiến việc đầu tư vào Adaptive Design gây tốn kém nguồn lực và thời gian. Trong khi đó, nhờ những lợi ích kinh tế mang lại, Responsive Design thường được các doanh nghiệp ngày nay ưa chuộng.
Có thể bạn muốn xem thêm về: 8 xu hướng thiết kế website 2024 dự đoán sẽ “làm mưa làm gió”
Đầu tiên, bạn cần xây dựng các Wireframes. Đó là những bản phác thảo bố cục của các giao diện Website/app dưới dạng Box Holder, nhằm thể hiện các thành phần chính như vị trí nút (button), văn bản, hình ảnh,…
Khi lên Wireframes, bạn cần lưu ý giữ cho thiết kế đơn giản. Lý do là bởi ở giai đoạn này, bạn cần thử nghiệm các giải pháp khác nhau để chọn ra thiết kế phù hợp nhất với đối tượng người dùng. Vì vậy, thay vì tốn thời gian tối ưu từng Wireframe pixel, hãy tập trung vào chức năng và cấu trúc thông tin của thiết kế.
Breakpoints là các mốc giới hạn theo chiều rộng màn hình, ở đó, giao diện Website được điều chỉnh theo phiên bản phù hợp nhất với thiết bị của người dùng.
Breakpoints được xác định bởi chiều rộng tối thiểu/tối đa (min-width/max-width) của CSS media queries. Về cơ bản, Media queries là một tính năng của CSS được sử dụng để xác định và áp dụng các quy tắc CSS dựa trên các điều kiện nhất định về thiết bị hoặc môi trường hiển thị. Các media queries này sẽ chứa các điều kiện Breakpoints để xác định khi nào các quy tắc CSS cụ thể được áp dụng.
Thông thường, các Developer sẽ dựa trên các thiết kế Wireframe của Designer để xác định các Breakpoints phù hợp. Cũng vì vậy, không có một quy chuẩn nào trong việc xác định các mốc giới hạn. Tuy nhiên, có 3 mốc Breakpoints phổ biến nhất hiện nay:
Khi thiết kế giao diện web responsive, Designer nên ưu tiên thiết kế nội dung cho phiên bản di động (Mobile-first design), trước khi tinh chỉnh nội dung cho các khung nhìn (Viewport) lớn hơn. Việc này nhằm giúp Designer tập trung vào những nội dung thực sự quan trọng (theo nhu cầu người dùng), thay vì sa đà vào những yếu tố bay bổng không cần thiết.
Bạn cũng nên cân nhắc ẩn một số nội dung nhằm tối ưu hóa không gian khi thiết kế Responsive Web. Một ví dụ phổ biến khi thiết kế cho phiên bản Mobile là việc sử dụng menu hamburger để ẩn các nội dung trên thanh menu điều hướng.
Ngoài ra, bạn cần chú ý tối ưu các yếu tố tương tác cho màn hình cảm ứng, đảm bảo người dùng có thể tương tác thoải mái với ngón tay. Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng các media queries như orientation và aspect-ratio để xác định các điều kiện và điều chỉnh thiết kế dựa trên thiết bị của người dùng.
Fluid Grid là một dạng lưới linh hoạt, chia chiều rộng của trang thành các cột nhỏ hơn và có kích thước bằng nhau để hiển thị nội dung.
Về cơ bản, Fluid Grid sẽ xác định kích thước bố cục tối đa của giao diện và chia lưới thành một số cột nhất định với chiều rộng và chiều cao tương ứng. Điều này giúp các phần tử dễ dàng điều chỉnh bất cứ khi nào kích thước màn hình thay đổi.
Hiện nay, có 2 loại kích thước website chính: cố định (Fixed layout) và lưu động (Fluid layout). Trong khi Fixed layout được thiết kế theo kích thước tiêu chuẩn (960px hoặc 1024px) và không thể thay đổi theo chiều rộng của khung hình. Điều này khiến giao diện trở nên mất cân đối khi kích thước màn hình thay đổi. Trái lại, Fluid layout có thể tự động tinh chỉnh phù hợp theo thông số %, giúp giao diện website trông đẹp mắt hơn.
Chất lượng hình ảnh ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm người dùng (UX). Một Website có hình ảnh sắc nét, kích thước phù hợp sẽ tạo ấn tượng tốt đối với khách truy cập. Tuy nhiên, khi kích thước màn hình thiết bị thay đổi, một số hình ảnh có thể bị mờ hoặc biến dạng, gây ra trải nghiệm không mấy tích cực cho người dùng.
Để cải thiện điều này, bạn cần thay đổi kích thước hình ảnh bằng cách:
Giống như hình ảnh, chất lượng văn bản cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ấn tượng của khách truy cập đối với Website. Website có typography (kiểu chữ) không phù hợp, không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm đọc của người dùng, mà còn khiến họ nghi ngờ về độ uy tín của doanh nghiệp, cũng như chất lượng nội dung trên Website.
Để tối ưu Typography cho Website, bạn cần:
Dưới đây là ví dụ về một đoạn code cho font size theo đơn vị rem:
html { font-size:100%; }
@media (min-width: 768px) { body {font-size:1rem;} }
@media (min-width: 1024px) { body {font-size:1.5rem;} }
Cùng xem thêm về:
Với những lợi ích cả về mặt kinh tế lẫn hiệu quả kinh doanh, không có gì ngạc nhiên khi Responsive Website trở thành lựa chọn phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, quá trình thiết kế Web Responsive đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa đội ngũ UI/UX Designer và Developer để đảm bảo tối ưu các yếu tố kỹ thuật, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng trên bất kỳ thiết bị nào.
Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng Responsive Website cho doanh nghiệp của mình và đang tìm kiếm một đối tác gia công thiết kế hoặc phát triển Website, hãy liên hệ với chúng tôi! Lollypop Design Studio Vietnam là top công ty thiết kế UI UX uy tín tại TPHCM, sở hữu đội ngũ Designer và Developer giàu kinh nghiệm, cung cấp giải pháp toàn diện từ Nghiên cứu thiết kế đến Phát triển sản phẩm trên nền tảng số.
Hãy kết nối với Lollypop để được tư vấn miễn phí về cách tối ưu trải nghiệm Website Responsive cho doanh nghiệp của bạn!