Sản phẩm (Product) là gì? Đó có thể là một vật thể hữu hình (tangible) hoặc vô hình (intangible) được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu hoặc mong muốn của người dùng mục tiêu.
Sản phẩm tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: từ các sản phẩm vật lý (Quần áo, sách vở,…), đến các dịch vụ (Dịch vụ cắt tóc, tư vấn, giảng dạy,…). Ngoài ra, còn có các sản phẩm số (Digital Products) như ứng dụng di động, website,… hay sản phẩm kết hợp giữa vật lý và số (Physical & Digital Products) như iPhone, laptop, hoặc máy tính để bàn.
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt, việc đầu tư thiết kế và phát triển sản phẩm trở thành yếu tố sống còn, không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh, mà còn mang lại giá trị tốt hơn cho người dùng và xã hội.
Trong bài viết này, hãy cùng Lollypop khám phá sâu hơn về khái niệm “Product Design“, cũng như tìm hiểu về các yếu tố tạo nên một thiết kế sản phẩm chất lượng và khám phá quy trình thiết kế sản phẩm tại Lollypop.
Lưu ý: Trong các hình thức trên, Lollypop tự hào là đơn vị hàng đầu về mảng thiết kế và phát triển sản phẩm số (Digital Product Design & Development). Do đó, phần nội dung được chia sẻ dưới đây sẽ chỉ tập trung vào dạng sản phẩm này.
Thiết kế sản phẩm (Product Design) là một quá trình lặp đi lặp lại nhằm liên tục cải tiến và hoàn thiện sản phẩm, giúp thỏa mãn nhu cầu người dùng, đồng thời đáp ứng các mục tiêu kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp.
Một sản phẩm tốt và thành công là sự kết hợp hài hòa của 4 yếu tố:
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm về: UI/UX Design là gì?
Cần lưu ý rằng: Không có một quy trình nào có thể áp dụng cho tất cả trường hợp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một cách tiếp cận riêng biệt để thiết kế sản phẩm phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp của mình.
Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo quy trình thiết kế sản phẩm tại Lollypop Design Studio và điều chỉnh để phù hợp với sản phẩm của mình.
Trong một quy trình thiết kế sản phẩm, giai đoạn “Discover & Define” chính là bước khởi đầu quan trọng, tạo cơ sở để xây dựng sản phẩm, đáp ứng mục tiêu kinh doanh và nhu cầu của người dùng mục tiêu.
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu gồm UX Researcher và Business Analyst (BA) sẽ tập trung thu thập các yêu cầu kinh doanh (Business Requirement) để hiểu về tầm nhìn và mục tiêu doanh nghiệp. Ngoài ra, các nghiên cứu sơ cấp (Primary research) và thứ cấp (Secondary research) cũng có thể được tiến hành để nắm rõ bối cảnh thị trường, đối thủ cạnh tranh cũng như hành vi người dùng.
Từ những thông tin thu thập được, nhóm sẽ phân tích và xác định những tính năng cần có trong sản phẩm (Product Feature List), cũng như khám phá ra những “Insight” người dùng (User Insights). Dựa trên đó, họ sẽ xây dựng các tài liệu như:
Đồng thời, các tài liệu khác như User personas hay User journey map cũng sẽ được thực hiện nhằm giúp đội ngũ thiết kế hiểu rõ hơn về đối tượng người dùng, cũng như xác định các điểm chạm cần cải thiện trong quá trình thiết kế sản phẩm.
Lưu ý: Vì sẽ có rất nhiều User Stories, nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá mức độ ưu tiên của các tính năng cần thực hiện, từ đó xác định những User Stories cần ưu tiên thực hiện, trước khi chuyển giao các tài liệu hay còn được gọi là KT (Knowledge Transfer) cho đội ngũ thiết kế sản phẩm.
2.1. Tiến hành thiết kế UI/UX (UI/UX Implementation):
Sau khi nhận được các tài liệu từ đội nghiên cứu, đội thiết kế sẽ bắt tay vào công việc của mình. Đầu tiên, các UX Designers sẽ thực hiện một số giao phẩm bao gồm:
Song song với đó, đội ngũ UI Design sẽ dựa trên yêu cầu kinh doanh (Business Requirement) để tạo ra:
Sau khi các thành phẩm như IA, User Flow và Task Flow được hoàn thiện, đội UX sẽ tạo ra các Wireframe và bàn giao cho đội ngũ UI Designer để tiến hành thiết kế các Màn hình giao diện người dùng (UI Screen). Đồng thời, Prototype cũng sẽ được phát triển để chuẩn bị cho quá trình “Business review” với phía doanh nghiệp.
Lưu ý: Xuyên suốt quá trình thiết kế, các UI Screen và Prototype sẽ được gắn với User Story tương ứng. Điều này nhằm đảm bảo mọi yêu cầu từ phía khách hàng đã được xem xét và giải quyết.
2.2. Đánh giá doanh nghiệp (Business Review)
Khi các thành phẩm thiết kế đã được hoàn thiện, quá trình “Business review” sẽ được tiến hành. Tại đây, phía doanh nghiệp sẽ kiểm tra các “Deliverables” và cung cấp phản hồi về những điểm cần cải thiện. Lúc này, đội ngũ thiết kế sẽ thu thập tất cả các feedback và thực hiện các chỉnh sửa cần thiết.
Điều này sẽ tạo thành một chu trình phản hồi và cải tiến liên tục cho đến khi sản phẩm đạt được chất lượng mong muốn. Khi toàn bộ các các giao phẩm thiết kế được phía doanh nghiệp thông qua, các Product Designers sẽ tiến hành “KT” các User stories, UI Screens, Prototype và PRD cho đội Development. Ngoài ra, một số UX Annotation (Chú thích UX) cũng sẽ được đội ngũ thiết kế kèm vào nhằm đảm bảo đội Development sẽ không bị miss requirement nào.
Lưu ý: Để thoát khỏi vòng lặp phản hồi và sửa đổi kéo dài, việc sớm đưa đội Development vào quy trình thiết kế là vô cùng quan trọng. Với chuyên môn của mình, họ sẽ cung cấp thông tin về tính khả thi kỹ thuật của các giải pháp thiết kế, từ đó giảm thiểu rủi ro khi sản phẩm không thể triển khai như mong đợi. Đồng thời, việc này cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian cho việc chỉnh sửa thiết kế ở các giai đoạn sau.
Khi các tài liệu thiết kế được chuyển giao, đội Back end sẽ bắt đầu xây dựng các chức năng và logic – phần xương sống của sản phẩm. Đồng thời, đội Front end tiến hành tích hợp giao diện người dùng với hệ thống theo đúng bản thiết kế đã định sẵn.
Sau đó, đội QC (Quality Control: Kiểm soát chất lượng) tiến hành kiểm tra sản phẩm dựa trên các user story và UX Annotation, từ đó viết các Test case (Kịch bản kiểm thử) để tìm ra các lỗi tiềm ẩn để các Front end/Back end điều chỉnh lại.
Sau khi quá trình kiểm thử hoàn tất, các Product Designers sẽ thực hiện kiểm tra thiết kế (Design QC) để đảm bảo rằng sản phẩm sau khi phát triển hoàn toàn khớp với bản thiết kế gốc. Bước này giúp xác nhận mọi chi tiết được thực hiện chính xác và đảm bảo trải nghiệm người dùng như mong đợi.
Khi sản phẩm đã hoàn thiện, giai đoạn “Triển khai” là lúc đội ngũ Lollypop trao thành phẩm đến khách hàng một cách chỉn chu và chuyên nghiệp nhất. Để chính thức giới thiệu sản phẩm, Lollypop sẽ tổ chức một buổi Demo với khách hàng, nơi tất cả các thành viên chủ chốt của nhóm sản phẩm sẽ tham gia và cùng nhau thảo luận, trình bày sản phẩm.
Bên cạnh đó, Lollypop cũng thiết lập một môi trường thử nghiệm được gọi là “User Acceptance Test” (UAT) – Môi trường mô phỏng gần giống như cách người dùng sử dụng sản phẩm trong thực tế. Tại đây, khách hàng sẽ được trải nghiệm dùng thử sản phẩm và phản hồi về bất kỳ vấn đề nào họ gặp phải. Dựa trên những phản hồi đó, đội ngũ Lollypop sẽ nhanh chóng thực hiện các cải tiến cần thiết, đảm bảo sản phẩm đạt được chất lượng tối nhất.
Cuối cùng, đội QC sẽ tiến hành Regression Test, kiểm tra lại toàn bộ hệ thống, đảm bảo không có chức năng cơ bản nào phát sinh lỗi trước khi ra mắt thị trường.
Xem thêm: UX Audit: Bước đệm thúc đẩy doanh số bán hàng
Trong bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ về khái niệm và các yếu tố cần thiết để tạo nên một thiết kế sản phẩm tốt. Cùng với đó, Lollypop đã giới thiệu quy trình thiết kế sản phẩm mà chúng tôi đã áp dụng và tinh chỉnh qua nhiều dự án thành công.
Tất nhiên, không có quy trình nào là hoàn toàn phù hợp cho tất cả mọi trường hợp. Mỗi doanh nghiệp đều có bối cảnh và nhu cầu riêng biệt, đòi hỏi phải có những cách tiếp cận khác nhau để tối ưu hóa quá trình thiết kế sản phẩm. Dù vậy, bạn có thể tham khảo quy trình của Lollypop Design Studio và điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu của mình.
Và nếu bạn đang ấp ủ cho một dự án phát triển sản phẩm (Thiết kế website, thiết kế app,…), hãy nhớ rằng đội ngũ Product Designer tại Lollypop luôn sẵn hàng hỗ trợ bạn. Lollypop Design Studio Vietnam là một trong top công ty thiết kế sản phẩm số (Product Design Studio) hàng đầu tại TPHCM, Việt Nam. Chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện từ Nghiên cứu giải pháp, Thiết kế UI UX đến Phát triển sản phẩm trên nền tảng số.
Hãy liên hệ với Lollypop để được tư vấn miễn phí và biến ý tưởng của bạn thành hiện thực ngay hôm nay!