Vì sao tỷ lệ đăng ký tài khoản lại thấp mặc dù có nhiều lượt truy cập? Vì sao người dùng thường chỉ xem một sản phẩm và rồi thoát khỏi ứng dụng đột ngột? Vì sao người dùng không sử dụng tính năng mới mà tôi vừa phát triển? Và vì sao tỷ lệ bỏ giỏ hàng (Cart Abandonment Rate) lại cao như vậy?
Đã bao giờ bạn phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi “Vì sao” như vậy? Lý do ra mắt Website/App nhưng không đạt hiệu quả như mong đợi có thể đến từ nhiều khía cạnh, nhưng rất có thể nguyên nhân cốt lõi đến từ sai sót trong thiết kế của bạn! Quá trình Design Audit được tạo ra nhằm phát hiện những lỗ hổng đó và đưa ra giải pháp cải thiện, giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và cải thiện hiệu suất của sản phẩm.
Vậy Design Audit là gì? Tại sao doanh nghiệp cần làm Design Audit? Quy trình đánh giá này diễn ra như thế nào? Cùng khám phá đáp án cho những câu hỏi trên qua bài viết sau đây!
Design Audit là quá trình mổ xẻ, đánh giá sản phẩm Website/App dựa trên nhiều phương pháp khác nhau như Heuristic Evaluation, User Testing, v.v, mang đến cái nhìn khách quan về điểm mạnh và điểm yếu trong thiết kế, từ đó đưa ra điều chỉnh nhằm cải tiến sản phẩm.
Quá trình Design Audit giúp doanh nghiệp gỡ rối hàng loạt câu hỏi về nhiều khía cạnh như:
Quá trình Design Audit mang đến cái nhìn tổng quan về những hạn chế trong thiết kế Website/App của doanh nghiệp, dẫn tới trải nghiệm không mấy tích cực cho người dùng. Đó là nền tảng để doanh nghiệp phát triển một phiên bản sản phẩm mới, mang lại trải nghiệm thú vị hơn cho người dùng.
Quá trình đánh giá thương hiệu thông qua Design Audit giúp doanh nghiệp phát hiện sự thiếu nhất quán về mặt hình ảnh lẫn văn bản trong các thiết kế của mình. Tính nhất quán trong thiết kế sẽ tạo ra một trải nghiệm tương tác mượt mà hơn dành cho người dùng, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao độ nhận diện trong tâm trí người dùng.
Việc khắc phục các lỗ hổng trong thiết kế sẽ giúp người dùng hoàn thành các tác vụ mong muốn trên Website/App. Đây là cơ sở giúp doanh nghiệp tối ưu tỉ lệ chuyển đổi và gia tăng nguồn thu thông qua các nền tảng số.
Trước khi bắt đầu, cần tiến hành một cuộc họp giữa các bên liên quan, nhằm thống nhất mục tiêu chính của doanh nghiệp khi triển khai Design Audit. Mục tiêu của quá trình Design Audit có thể bao gồm gia tăng chuyển đổi, cải thiện trải nghiệm người dùng trên Website/App hoặc hoặc củng cố nhận diện thương hiệu.
Bên cạnh việc xác định mục tiêu chính, đội ngũ Audit cũng cần trao đổi để hiểu rõ về các yếu tố quan trọng khác như Tính cách Thương hiệu (Brand characteristics), Giọng điệu Thương hiệu (Brand Tone of Voice), và Hành trình Người dùng (User journey) mà doanh nghiệp muốn thể hiện qua Website/App.
Việc này nhằm giúp đội ngũ Audit có thể lên kế hoạch về các công việc cần thực hiện, các nguồn lực cần có (thời gian và ngân sách) và xác định các chỉ số đo lường kết quả, nhằm đảm bảo tiến độ hoàn thành cũng như hiệu quả của quá trình Audit.
Ngoài ra, đội ngũ Audit cũng nên tìm hiểu các Product Requirement Document (PRD) – tài liệu tổng hợp thông tin liên quan giữa các bộ phận Development, Testing và Design trong quá trình phát triển sản phẩm. Việc xem lại các PRD trước đó sẽ giúp đội ngũ hiểu rõ hơn về cơ sở lý do đằng sau các quyết định thiết kế, từ đó đưa ra những đề xuất cải thiện phù hợp.
Ở bước này, đội ngũ Audit sẽ bắt đầu áp dụng các quy chuẩn kiểm tra/đánh giá, nhằm tìm ra các bất cập trong thiết kế Website/App hiện tại. Một số quy chuẩn/ tiêu chí Design Audit được áp dụng phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như:
Usability Heuristics là một bộ 10 nguyên tắc đánh giá khả năng sử dụng (Usability) của giao diện người dùng Website/App nhằm tìm ra những sai sót trong UX Design. Usability Heuristics được xuất bản vào năm 1990 bởi 2 chuyên gia về Website Usability là Jakob Nielsen và Rolf Molich.
Tuy nhiên, một nghiên cứu về Usability Heuristics cho thấy 43% vấn đề được phát hiện thông qua quy chuẩn này không thực sự là lỗi. Vì vậy, khi áp dụng 10 nguyên tắc trong Usability Heuristics để đánh giá thiết kế, Designer thường sẽ kết hợp đồng thời với Usability Testing – phương pháp kiểm tra Usability thông qua quan sát quá trình người dùng thực hiện tác vụ trên Website/App và ghi chú lại các đặc điểm về Hành vi người dùng, Thời gian tương tác, Phản hồi từ phía người dùng,…
Việc kết hợp Usability Testing sẽ giúp Designer xác thực xem đâu là những vấn đề thật sự, từ đó tối ưu nguồn lực trong quá trình cải thiện sản phẩm.
Design principles (Nguyên tắc thiết kế) là một bộ hướng dẫn giúp các nhà thiết kế tạo ra các thiết kế có tính thẩm mỹ cao và thân thiện với người dùng hơn. Design principles xét đến nhiều tố trong thiết kế giao diện người dùng (UI Design) như Color (Màu sắc), Shape (Hình khối), Balance (Sự cân bằng), Contrast (Độ tương phản),…
Các nguyên tắc thiết kế thường là kết quả tích lũy thông qua quá trình quan sát và thực hành, do đó không có một bộ nguyên tắc nào áp dụng cho mọi thiết kế. Điều này đòi hỏi các Designer cần linh hoạt đưa ra các giải pháp phù hợp với mỗi vấn đề thiết kế.
Sau khi hoàn thành quá trình đánh giá, đội ngũ Audit sẽ tổng hợp các phát hiện trong một Tài liệu đánh giá chi tiết, cũng như đề xuất các giải pháp, lộ trình, và chiến lược thiết kế để cải thiện chất lượng sản phẩm.
Cụ thể hơn, các lỗi sẽ được chỉ ra một cách rõ ràng và trực quan. Ví dụ: lỗi vi phạm tiêu chuẩn Heuristic sẽ được ký hiệu H1, H2, H3,.. tương tự lỗi vi phạm Design Principle sẽ là D1, D2, D3,… Bên cạnh đó, các lỗi cũng được phân loại theo mức độ tác động đến trải nghiệm người dùng từ mức thấp nhất là “Lowest”, đến “Low – Moderate – High” và tác động lớn nhất là “Critical”. Việc phân loại lỗi theo từng mức độ giúp Designer đưa ra đề xuất cải thiện phù hợp với nguồn lực cũng như thời gian của dự án.
Có thể bạn muốn xem thêm về:
Thông qua bài viết này, Lollypop đã mang đến cho bạn những thông tin cơ bản từ định nghĩa, lợi ích đến quy trình thực hiện Design Audit! Hãy xem quá trình Audit như một hoạt động kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm. Việc này sẽ giúp bạn đảm bảo Website/App của mình đã sẵn sàng để cạnh tranh trên thị trường Internet đầy khắc nghiệt, mang lại trải nghiệm mượt mà cho người dùng.
Và trên hành trình “khám sức khỏe” cho Website/App của bạn, đội ngũ Lollypop luôn sẵn lòng đồng hành! Lollypop Vietnam là công ty thiết kế UI UX hàng đầu tại TPHCM, tập trung các chuyên gia thiết kế giàu kinh nghiệm, cung cấp giải pháp Thiết kế, Phát triển và Audit sản phẩm trên nền tảng số.
Hãy kết nối với Lollypop để được tư vấn miễn phí về quá trình Design Audit, giúp tối ưu trải nghiệm người dùng và gia tăng chuyển đổi cho doanh nghiệp của bạn nhé!
Design Audit bao gồm nhiều phương diện đánh giá như Brand Design Audit, Website Design Audit hay UX Audit, giúp đảm bảo sự nhất quán trong thiết kế website, thương hiệu, lẫn trải nghiệm người dùng.
Bất kể doanh nghiệp nào cũng có thể triển khai Design Audit, miễn đang có sẵn một phiên bản thiết kế.
Design Audit thường được triển khai ở 2 giai đoạn chính. Đầu tiên là giai đoạn Pre-development (sau khi hoàn thành phiên bản thiết kế) nhằm đảm bảo thiết kế đáp ứng đúng yêu cầu doanh nghiệp và giảm thiểu rủi ro trong quá trình phát triển. Tiếp theo là giai đoạn Post Launch (thường sau 1-2 năm sản phẩm ra mắt) nhằm đánh giá hiệu suất thực tế, cải thiện trải nghiệm người dùng, và duy trì chất lượng sản phẩm.
Việc Design Audit kéo dài bao lâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sản phẩm Audit hay nguồn lực dự án. Cụ thể, quá trình Website Design Audit sẽ tốn ít thời gian hơn so với khi Audit cho Desktop/Mobile App, vì luồng tương tác người dùng trên app thường phức tạp hơn. Ngoài ra, đội ngũ Audit càng có nhiều thành viên cũng sẽ giúp rút ngắn đáng kể quá trình Design Audit.
Quá trình Design Audit cần được thực hiện bởi đội ngũ có chuyên môn và kinh nghiệm sâu rộng về các tiêu chuẩn thiết kế, tránh tác động bởi cảm quan cá nhân lên kết quả Audit. Nếu không có sẵn đội ngũ thiết kế nội bộ, việc hợp tác với Freelancer hoặc các Agency chuyên nghiệp trong lĩnh vực Design Audit là giải pháp hiệu quả để đảm bảo độ khách quan và chất lượng của quá trình Audit.